cây sưa đỏ

Cây sưa hay còn gọi Trắc Thối, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Ở Việt Nam, có hai loại sưa là cây sưa đỏ và cây sưa trắng. Cây sưa đỏ cho giá trị kinh tế cao hơn cây sưa trắng.

cây sưa đỏ

Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m), sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.

cây sưa đỏ

Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.

Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, cây sưa hiện được trồng được trồng nhiều trên những con đường, hè phố Hà Nội, được trồng làm cây cảnh quan, bóng mát đường phố.

cây sưa đỏ

Gỗ Sưa Đỏ, một số nơi gọi là gỗ Huê, gỗ Huỳnh, gỗ Trắc là gỗ thuộc nhóm IA trong sách Đỏ Việt Nam. Đây là loại gỗ quý hiếm. Giá trị của gỗ Sưa Đỏ chủ yếu đến từ những đường vân sắc nét, hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế.

Gỗ sưa có mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi thối khó chịu nên được gọi là Trắc Thối. Người ta chỉ dùng phần gỗ lõi của cây sưa vì nó cho giá trị kinh tế cao hơn gỗ giác. Gỗ sưa thớ mịn, vân gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa là hương liệu lại vừa là dược liệu. Ngày nay, gỗ sưa vẫn được nhiều người tin dùng bởi độ thẩm mĩ và tính chắc chắn của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *