Cây cúc tần còn có các tên gọi khác như: từ bi xanh, đại bi, đại ngải, mai hoa não, ngãi nạp hương, mai phiến, mai hoa băng phiến, long não hương,… Tên khoa học là Blumea balsamifera, thuộc chi Đại bi (Blumea) họ Cúc.
Cây cúc tần là loài thực vật có hoa, chiều cao khoảng 1 – 2m với cây trưởng thành.
Thân cây có các khía rãnh và có phân cành ở phần ngọn. Toàn thân có nhiều lông trắng, mềm và có mùi thơm nhẹ như long não. Lá cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu, nên khi vò nát sẽ có mùi thơm dễ chịu.
Một số bài thuốc dân gian sử dụng cúc tần
Lá cúc tần đặc biệt có chất lượng và dược tính tốt nhất khi được hái vào mùa hạ, thu. Lá cây sau khi được thu hái có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để sắc uống hoặc cô thành cao, có thể giã nát dùng đắp, rửa hoặc ngâm với rượu đắp ngoài da. Phần lá non, búp của cúc tần là phần có dược tính và tinh dầu nhiều nhất.
Chữa đau đầu, sốt
Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.
Chữa đau lưng
Sử dụng phần lá của cây cúc tần, cành non đã được nghiền nát, cho vào cùng một ít rượu và sao đến khi nóng lên rồi đắp tại ví trí cơn đau xuất hiện. Giữ nó trong 15-20 phút trước khi bã khô. Áp dụng liên tục trong một thời gian nhất định.
Chữa lành vết thương, vết bầm tím
Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.
Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.
Chữa đau đầu do căng thẳng
Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.
Chữa ho do viêm khí quản
Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho.
Chữa viêm họng, viêm mũi, ho
Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.
Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, mỗi thứ một nắm trộn thêm 1 vài lát nghệ rồi đem rửa sạch và đun với nước đến khi thu được hỗn hợp cô đặc. Tiếp theo, lấy nước này để xông hậu môn trong vòng 15 phút đến khi nước còn âm ấm thì ngâm trực tiếp vào 10 – 15 phút nữa. Thực hiện bài thuốc này thường xuyên trong khoảng 2 – 3 lần/ tuần. Nếu trĩ nhẹ, búi trĩ có thể tự động co lên, và dần tiêu tan sau 2 tháng áp dụng.