ươm hạt giống

Trước tiên là chọn khay ươm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khay ươm với mẫu mã đẹp và tiện dụng. Để mang lại hiệu quả cao và tiện lợi, các bạn nên dùng khay ươm nhựa thay vì khay ươm xốp.
Tính năng: Nhẹ, bền chắc, dễ dàng rửa sạch và tái sử dụng nhiểu lần. Các khay được thiết kế có thể chồng lên nhau giúp bạn dễ dàng vận chuyển và giảm diện tích khi không sử dụng.

Công dụng: Khi sử dụng khay ươm hạt bằng nhựa sẽ giúp cho chúng ta kiểm soát được lượng hạt gieo xuống, đặc biệt là giúp tỷ lệ nẩy mầm cao do tránh được côn trùng khi gieo trực tiếp xuống đất. Bên cạnh đó, khay ươm hạt giúp cây con phát triển mạnh và cứng cáp trước khi chuyển ra chậu lớn hoặc xuống đất

Khay ươm xốp: về công dụng ươm cây thì không khác khay ươm nhựa. Nhưng nói về tính năng thì khay ươm xốp rất bất tiện và thẩm mỹ không cao.

Khay ươm xốp không xếp lồng vào nhau được nên chúng chiếm diện tích rất lớn. Việc vận chuyển và đi lại rất khó khăn điều đó khiến giá thành của khay ươm xốp cao gấp đôi so với khay ươm nhựa.

Các bạn có thể thấy hình ảnh của 100 khay ươm xốp to cỡ nào. Trong khi đó 100 khay ươm nhựa chỉ chiếm diện tích bằng 3 khay ươm xốp.
Khay xốp có bề mặt không nhẵn bóng vì vậy chúng bám bẩn rất nhiều. Sau mỗi lần ươm rất khó vệ sinh. Với chất liệu không dẻo dai khay ươm xốp rất dễ bị gãy hoặc vỡ các lỗ ươm.

Xử lý hạt giống trước khi gieo
– Không nhất thiết hạt nào cũng phải xử lý trước khi gieo, cần dựa vào kích thước và độ cứng của vỏ để quyết định.
+ Hạt giống kích thước quá nhỏ (VD: dạ yên thảo, hoa mười giờ, rau dền…) gieo trực tiếp.
+ Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè), vỏ mềm, các giống dễ nẩy mầm (các loại rau cải nói chung): cũng có thể gieo trực tiếp.

Bước 1: ngâm hạt
– Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè) vỏ cứng (dừa cạn, cà chua, ớt, rau quế…): ngâm 6-8 tiếng.
– Hạt giống kích thước to (dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa, sen cạn, bìm bìm..): ngâm 8-12 tiếng.
– Ngâm bằng nước sạch: nên pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh (tầm 50 độ C) là tốt nhất, chỉ có cá biệt một số giống cần ngâm nhiệt độ cao hơn.
– Ngâm bằng thuốc kích thích nẩy mầm: thường dùng các chế phẩm như GA3 (gibberellin), atonik (liều lượng 1ml/2L nước).

Bước 2: ủ hạt
– Các giống không cần ngâm thì thường cũng sẽ không cần ủ, gieo trực tiếp,
– Thời gian ủ hạt: thường 12-24h, cá biệt một số giống lâu nẩy mầm có thể ủ lâu hơn.
– Cách ủ: sau khi ngâm hạt, vớt hạt lên đặt vào khăn ẩm (ẩm chứ ko ướt), giữ ẩm liên tục bằng cách để khăn trong hộp nhựa kín (để tiện quan sát), chú ý tuyệt đối không để khăn ủ bị khô vì hạt sẽ chết khô rất nhanh, khi nào hạt phình to và nứt vỏ là thời điểm tốt để mang đi gieo.
– Chú ý ko để mầm ra rễ quá dài mới mang gieo vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ.
– Dĩ nhiên bạn có thể bỏ qua bước này nếu thấy mất thời gian, nhưng tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm đi phần nào.

Chú ý: Sau khi ngâm ủ xong, trước khi gieo, bạn có thể nhúng hạt vào thuốc trừ nấm trong 1-2 phút sẽ hạn chế thối mầm.
Tiến hành ươm hạt
– Khâu chuẩn bị đã hoàn thiện (bầu ươm, hạt giống đã xử lý xong), tiếp theo là tiến hành gieo hạt.
– Độ sâu gieo hạt: 
Có một nguyên tắc như sau: Độ sâu gieo hạt = kích thước hạt x 3. Đối với các loại hạt giống nhỏ li ti (như hạt cát) thì chỉ cần gieo trên mặt, không phủ đất.

Ví dụ:
hạt mồng tơi, hướng dương, đu đủ, rau muống… 4-5mm, độ sâu gieo hạt tầm 1,2-1.5 cm
hạt dừa cạn, bắp cải, bẹ xanh… đường kính tầm 1-2mm, độ sâu gieo hạt khoảng 0,5 cm.

Ươm trực tiếp:
– Hình thước ươm này chủ yếu dùng với các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng như: rau mầm, cải mầm…
– Hình thước ươm này được thực hiện bằng cách:
+ Cho xơ dừa, đất trộn với phân và tro tươi xốp
+ Cho hạt giống vào từng ô một
+ Tưới nước vừa đủ ( Lưu ý: dùng bình xịt nhẹ hoặc thùng tưới có lỗ nhỏ để tránh làm trôi hạt lên trên mặt đất)
+ Đem khay ươm hạt giống vào chỗ có ánh nắng nhẹ nếu nắng gắt quá hoặc mát quá sẽ làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Phải để khay ở nơi cao ráo, tránh việc gây hại của côn trùng khi hạt ra mầm non.
– Sau khi rau mầm đã thu hoạch xong, nên đổ bỏ tất cả đất trong khay ươm hạt giống đi, rửa sạch và đem phơi nắng cho thật kho ráo. Tránh dùng lại đất cũ hoặc không phơi năng khay, việc này rất dễ làm cho các cây trồng sau này bị nấm mốc và bệnh.

Sử dụng viên nén xơ dừa:
– Đối với phương pháp này áp dụng cho các cây hoa, cây cảnh, cây có thời gian sinh trưởng dài, cần nhiều chất dinh dưỡng. Sau thời gian ươm trong khay ươm hạt giống thì chúng sẽ được chuyển xuống đất hoặc chậu to để trồng.
– Phương pháp này được thực hiện như sau:
+ Viên nén sau khi mua về cho vào cái thau ngâm cho viên nén mềm và ngấm nước.
+ Xếp vào khay ươm hạt giống.
+ Cho hạt vào các viên nén
+ Không cần phải tưới nước thêm vì khi ngâm trong nước viên nén đã ngấm nước sẵng.
+ Cũng như phương pháp trên, cho khay ươm hạt giống vào nơi có ánh sáng nhẹ.
+ Khi cây con đã lớn có thể xuống đất hoặc vào chậu thì chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng bốc những viên nén ra khỏi khay ươm hạt giống.