Cây xương xông còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông hoặc hoạt lộc thảo.
Cây xương sông có sức sống dẻo dai, chủ yếu mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng, và cây cũng được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Cây cao từ 60 – 200cm, thân cây thẳng đứng có rãnh dọc, và gần như nhẵn, lá trứng hình dài, phía dưới gốc lá thuôn dài, phía đầu lá nhọn, lá dài từ 15 – 20cm, rộng từ 4 đến 5cm, mép lá có răng cưa. Hoa cây xương sông trên đầu có màu vàng nhạt, mọc thành chùy dài ở ngọn. Lá bắc hình sợi, đầu tù có lông. Toàn thân và lá cây xương sông có mùi đặc biệt khi bị vò, có hơi mùi dầu hỏa. Dân ta thường hái lá non để ăn, lá bánh tẻ để làm thuốc, dùng tường hoặc phơi bóng mát hoặc sấy nhẹ đến khô.
– Thành phần hóa học trong cây xương sông Việt Nam có 0.24% tinh dầu với thành phần chủ yếu là methythymol 94.96%, ngoài ra còn có cymen 3.28%, limonen 0.12%.
Thời vụ trồng
Xương sông có thể trồng vào các mùa trong năm, nhưng tốt nhất là mùa xuân. Chuẩn bị đất tơi xốp nhiều mùn, tro giữ ẩm tốt (Vì xương sông ưa ẩm). Làm đất thật nhỏ rồi gieo hạt giống xương sông lên bề mặt, sau đỏ phủ một lớp đất mỏng vừa đủ che hạt, tưới nước giữ ẩm. Thường mất 10 ngày để hạt nảy mầm.
Công dụng của cây xương sông
Cây xương sông trồng chủ yếu để làm gia vị, trộn gỏi cá, gỏi thịt, nướng chả, chống dị ứng với thức ăn tanh như lươn, ốc, cá. Ngoài ra một số vùng còn dùng sương sống để làm thuốc chữa cảm sốt, ho, suyễn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng.
– Chữa đau khớp, thấp khớp: Lá xương sông được dùng để chữa đau nhức, thấp khớp bằng cách giã nát, xào nóng chườm lên vùng đau nhức.
– Chữa cảm sốt ho, đầy bụng: 15 – 20gam lá sương xông đun với 500ml, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun cho tới khi còn 250ml nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Hoặc bằng cách nhai ngậm lá xương sông tươi hoặc giã nhuyễn hòa nước sôi gạn lấy nước uống.
– Trị sốt cao ở trẻ em: Lá xương sông, lá me đất rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, bã đắp lên đầu, trán và xoa khắp người.