Cúc vạn thọ (Mexican Marigold) thuộc họ thực vật Asteraceae (họ cúc). Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới (Mexico), được thuần hóa và trồng làm cảnh. Cúc vạn thọ hiện nay được trồng khá phổ biến ở Việt Nam làm cây cảnh trang trí sân vườn, vỉa hè,… Hoa cúc vạn thọ là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu giống như chính tên gọi của nó.
Đặc điểm của cây
Cúc vạn thọ thuộc loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình từ 0,6 – 1m. Cây hoa cúc vạn thọ phân nhánh nhiều thành từng bụi, lá cây dạng lá kép lông chim, mép lá có hình răng cưa. Tán lá của cúc vạn thọ không quá lớn, lá có mùi thơm và hơi hăng.
Hoa cúc vạn thọ có 2 màu chính là vàng cam và màu vàng truyền thống, cây cho hoa từ mùa đông cho tới mùa hạ. Một ưu điểm lớn của loài cúc vạn thọ là nhân giống rất dễ dàng bằng cách gieo hạt, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, thời gian giữ bông nở kéo dài khá lâu, ngay cả khi thân và lá đã bị héo úa thì hoa vẫn có thể khoe sắc. Khi hoa tàn, quả sẽ lộ ra.
Công dụng của hoa cúc vạn thọ trong nông nghiệp
- Lĩnh vực trồng trọt cúc vạn thọ được dùng để đẩy lùi giun tròn, khả năng chống các loài Pratylenchus penetrans gây bệnh cho cây trồng hiệu quả. Hoa của cúc vạn tho thu hút nhiều loài thiên địch, giúp phòng tránh sao bọ hại cây trồng.
- Một nguồn tài liệu của Thái Lan đã chứng minh, cúc vạn thọ có thể hấp thụ thạch tín tích lũy khoảng 41% trong lá. Vậy nên, nó cải thiện đất trước tình trạng nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu. α-Terthienyl trong cúc vạn thọ là thành phần quan trọng giúp cải thiện đất.
- Trong chăn nuôi: Nó dùng làm thực phẩm cho gà giúp lòng đỏ nhiều và màu vỏ tươi hơn cho trứng.
- Tinh dầu loại hoa này có màu vàng/màu cam. Đây là màu thực phẩm được phép dùng ở những nước châu Á trong EU, New Zealand và Úc.
- Các món ăn Ấn Độ có màu sắc vàng ngô được chiết xuất từ cúc vạn thọ. Ở Campuchia, lá non sử dụng như một loại gia vị.
Trồng và chăm sóc Cúc vạn thọ
Giai đoạn cây cúc vạn thọ con
- Yêu cầu đất gieo hạt phải tơi xốp, thoát nước nhanh tạo điều kiện giúp rễ phát triển tốt.
- Hỗn hợp đất phải sạch tránh gây bệnh cho cây con với 3 phần theo tỷ lệ 10:4:1 lần lượt là: tro trấu, đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai.
- Chúng ta có thể dùng khay, bầu nilon, lá chuối hoặc bầu giấy kích thước 4cm x 6cm. Tuy nhiên, mọi người thường gieo trực tiếp trên liếp.
- Trước khi gieo, bạn tưới nước rồi mỗi bầu cho một hạt cắm đầu nhỏ xuống đất. Sau đó, bạn tưới nhẹ nước cho đủ ẩm.
- Bầu/khay/liếp phải đặt cách mặt đất tầm 20-25cm có kẽ hở dễ thoát nước.
- Chờ khoảng 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm. Lúc này, cây con cần được che nắng. Sau 5 ngày tính từ thời điểm gieo, mỗi buổi sáng bạn nhấc giàn che đến 10h thì đậy lại. Sau 10 ngày, bạn không dùng đến giàn che nữa.
Giai đoạn cúc vạn thọ trưởng thành
Trồng ra đất
- Bạn chọn vùng đất tơi xốp rồi bón lót hỗn hợp phân chuồng, lân.
- Khoảng cách giữa các cây là 25 – 30cm, các hàng 30 – 35 cm.
Trồng vào chậu
- Chúng ta có thể trồng 1,2,3 hay 5 cây vào một chậu tương đương kích thước khoảng 20 – 25 cm. Đối với chậu lớn hơn thì lượng cây trồng nhiều hơn.
- Đất trồng trộn cho 1000 giỏ tương đương: 500kg đất thịt + 300kg phân hoai + 10kg bánh dầu giã nhuyễn và 300kg tro trấu. Lúc đầu, chúng ta chỉ cho đất vào khoảng ½ giỏ. Lượng còn lại sẽ lấp đầy khi bón thúc.
- Sau đó, bạn bắt đầu cho cây con vào và lấp đất đến cặp lá mầm nên trồng vào buổi chiều mát.
Bón phân cho cúc vạn thọ
Trồng ra đất
- Sau 10 ngày trồng: bạn sử dụng 1kg DAP hòa tan trong nước rồi tưới vào gốc 1000 cây.
- 10 ngày sau, số cây này nhưng với 2kg DAP.
- 10 ngày sau nữa, bạn dùng 3kg 16-16-8 bón thúc cho cây.
Trồng trong chậu
- 10kg bánh dầu ngâm trong 50l nước sử dụng trong thời gian cây sinh trưởng.
- Sau 15 ngày trồng, bạn tưới phân lần đầu với nồng độ thấp hơn. Tỷ lệ 400 lít nước với 5 lít bánh dầu và 200g phân NPK 16:16:8 cho 1.000 giỏ. Cứ sau 10 ngày, chúng ta tưới phân 1 lần nhưng tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
- Bón thúc sau 15 ngày trồng ra giỏ: 300 kg trấu + 100 kg phân chuồng hoai + 500kg.
Cơi ngọn (bấm/cắt ngọn)
- Cây trồng được 30 – 35 ngày đã đủ kích thước để cơi ngọn. Những cây phát triển tốt thì chúng ta để lại 5-6 cặp lá, cây phát triển kém thì để lại 4 cặp.
- Cơi ngọn xong, bạn nhớ dùng phân bón để tạo mầm chồi từ nách lá. Khi nụ chính vươn lên cao thì lặt chèo, bỏ hết các chồi nhỏ chỉ để lại nụ chính.