Cây tía tô hay còn được gọi qua rất nhiều cái tên khác như cây tô ngạnh, cây tô diệp hay cây tử tô. Cây tía tô thuộc họ hoa môi (Labiatae) có tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là một loại cây được sử dụng làm rau ăn, gia vị phổ biến tại nước ta. Ngoài ra tía tô còn được dùng để chữa các bệnh như thâm nám, điều trị mụn nhọt, sâu răng, trị ho… Trong y học cổ truyền nước ta, đây được coi như là một vị thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời.
Đặc điểm cây tía tô
Tía tô là một loại cây quý trong y học cổ truyền. Đây là một loại cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 0,5 – 1m. Lá cây mọc đối nhau, trên mép của lá thường có khía răng cưa. Màu sắc của lá thường có màu tím tía ở một hay cả hai mặt của lá cây. Trên lá tía tô có một lớp lông nhám mỏng bao phủ lên. Hoa của cây tía tô có màu trắng hoặc màu tím và thường mọc thành xim và phân bố ở trên đầu của cành. Quả của loại cây này có hình cầu, quả bế. Trên thân cây cũng như lá đều được bao phủ một lớp lông nhám mỏng.
Toàn thân cây tía tô có mùi tinh dầu khá thơm. Trong cây chứa khoảng 0,3 – 0,5% tinh dầu và khoảng 20% chất Citral. Trong tinh dầu của tía tô chứa các thành phần như elsholtziaceton, perillaldehyd, hydrocumin, linalool perillaldehyde hay α-pinen. Trong đó chất Perilla-andehyt C10H140 chiếm nhiều nhất khoảng 55%. Trong hạt của loại cây này có chứa đến 55% dầu lỏng. Đây là loại dầu có màu vàng và là dầu khô.
Công dụng của cây tía tô
Cây tía tô có vị cay và tính ấm. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong y học để chữa các loại bệnh khác nhau hiệu quả. Cây tía tô có thể chữa các bệnh như phong hàn, giúp giải cảm, an thai, giải độc…
Cành của cây tía tô được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như phong hàn, chữa chứng nôn mửa, ngộ độc khi ăn hải sản. Cành của loại cây này còn có tác dụng an thai hiệu quả. Lá của tía tô được dùng phổ biến để chữa ho, cảm mạo, giúp cho cơ thể ra mồ hôi, giải độc… Hạt tía tô được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như ho, hen suyễn, tiêu đờm và chống tê thấp.
Lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng phát tán, phân giải và đào thải các độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.
– Khi bị ngộ độc thức ăn sẽ uống 1 ly nước tía tô thay cho thuốc tây.
– Thường xuyên bị căng thẳng nên uống 1 ly vào mỗi buổi sáng hoặc trong ngày an tâm.
– Người bệnh gout uống lá tía tô đều mỗi ngày sẽ giúp ức chế các enzyme Xanthine Oxydase hình thành Acid Uric, nguyên nhân gây bệnh gout. – Người bị viêm dạ dày hoặc Hp bao tử có vi khuẩn trong dạ dày sẽ giúp kháng viêm và kháng khuẩn. Khi uống bạn cho vào một ít xíu xiu đường phèn, vắt 2-3 giọt chanh, thức uống này sẽ trở nên ngon tuyệt và quy tụ được hàm lượng dinh dưỡng. Đặc biệt, lá tía tô có thành phần tinh dầu Perila Aldehyd, Limonene, Vitamin A và C, giàu khoáng chất sắc và Canxi:
– Phụ nữ uống hay tắm nước lá này giúp trắng sáng da, giảm nguy cơ da bị lão hóa. Rửa mặt bằng nước lá tía tô thay sữa rửa mặt, giữ nguyên không rửa lại bằng nước lọc giúp khắc phục tình trạng da khô và cung cấp Vitamin cho da.
– Phụ nữ mang thai uống nước tía tô giúp giảm thiểu nguy cơ bị động thai.
– Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, khi uống tía tô sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé giảm thiểu bệnh sốt và nổi rôm sẩy, mẫn ngứa và bệnh sình bụng.
– Trẻ em bị hăm do sử dụng tả lót, thường xuyên nấu nước tía tô tắm cho bé. Đặc biệt, khi mới bị ho, viêm đau họng, lá tía tô rửa sạch cuốn ăn như ăn bánh tráng cuốn là hết ngay.
Cách trồng
Cây tía tô là loại cây được sử dụng hạt để trồng. Ta có thể trồng cây vào khoảng thời gian là tháng 1 cho đến tháng 2. Sau khi trồng được 2 tháng là chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch được lá cây. Chúng ta có thể để cây lên quả rồi hái dùng làm thuốc. Khi cây được chặt bỏ thì cành cây sẽ được sử dụng làm thuốc. Hạt của cây sẽ được dùng để làm giống trồng cho các đợt tiếp theo.